Tìm kiếm bài viét

0909 999 333

0909 888 222

Trang chủ»Tin tức»Hỏi đáp»CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Bài viết mới

BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC?

  • Mô tả

    Theo khoản 9 điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

  • 3 QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ KHI LY HÔN

  • Mô tả

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình gọi tắt là Luật HN&GĐ).

  • CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

    CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

     

    Tóm tắt câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Bố mẹ tôi có đăng ký kết hôn vào năm 1990. Tôi là con chung duy nhất của bố mẹ tôi. Đến năm 2008, bố tôi đi làm ăn xa và có người khác, có con riêng với người này, nhưng bố tôi vẫn chưa ly hôn với mẹ tôi. Tháng 05 vừa qua, bố tôi mất đột ngột không để lại di chúc, tài sản chung của bố mẹ tôi là mảnh đất thổ cư trên có xây dựng nhà 04 tầng. Mảnh đất này đã được cấp sỏ đỏ. Vậy cho tôi hỏi: Người con riêng của bố tôi có được hưởng tài sản thừa kế của bố tôi không?
    Mong sớm nhận được câu hỏi của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
     

    LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

     

    Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
     
    “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
    Như vậy, trong trường hợp này, theo như thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất thổ cư này là tài sản chung của bố mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được mảnh đất và căn nhà được xây dựng trên mảnh đất này là tài sản chung của bố mẹ bạn: nhận chuyển nhượng trong thời kỳ hôn nhân do cả hai người cùng nhận chuyển nhượng; cùng được tặng cho; cùng được thừa kế.
     
    Sau khi bố bạn mất, tài sản này về nguyên tắc sẽ được chia đôi cho mẹ bạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
     
    “1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
    2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
     
    Như vậy, trước tiên, mảnh đất và căn nhà này sẽ được chia cho mẹ bạn một nửa, căn cứ vào giá trị tài sản của mảnh đất này, phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế của bố bạn để lại. Do bố bạn không để lại di chúc nên phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật và chia theo hàng thừa kế. Căn cứ theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015:
     
    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
     
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
     
    Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn chỉ có mình bạn là con chung duy nhất, và bố bạn cũng có một người con riêng. Theo đó, di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bố bạn. Mỗi người thuộc hàng thừa kế này sẽ nhận được phần di sản như nhau. Di sản của bố bạn chỉ gồm một nửa mảnh đất thổ cư và giá trị một nửa căn nhà. Việc bên nào nhận cả căn nhà và cả mảnh đất do các bên thỏa thuận với nhau, bên nào nhận toàn bộ thì phải trả cho bên còn lại giá trị tương ứng mà họ được nhận.
     
    Việc người con riêng của bố bạn có được nhận di sản của bố bạn hay không tùy thuộc vào các trường hợp sau:
    Thứ nhất, người con riêng này phải chứng minh được mình có quan hệ cha con với bố của bạn. Người này cần phải yêu cầu Tòa án xác nhận quan hệ cha con giữa mình với bố bạn bởi giữa bố bạn và mẹ của người này không phát sinh quan hệ vợ chồng nên đương nhiên cũng không tự nhiên phát sinh quan hệ cha con giữa bố bạn và người con riêng này. Sau kkhi bố bạn mất thì cần phải có quyết định hoặc bản án của Tòa án về việc xác nhận quan hệ cha, con giữa bố bạn và người con riêng này thì người con riêng này mới được hưởng di sản thừa kế của bố bạn.
    Tuy nhiên, nếu trong thời gian bố bạn còn sống, đã làm thủ tục xác nhận quan hệ cha, con với người này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì văn bản xác nhận đó vẫn còn hiệu lực pháp luật và người con riêng này đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của bố bạn để lại.
    Thứ hai, trường hợp người con riêng của bố bạn không chứng minh được mình có quan hệ cha, con với bố bạn thì họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế mà bố bạn để lại.
    --------------------------------
    Để biết rõ hơn các dịch vụ về thừa kế, di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tại đây
     

    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ RIÊNG

    Địa chỉ trụ sở: 250 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0966 288 855

    Email: xuanhonglaw@gmail.com

    => Liên hệ tư vấn tại đây 

     

     

     

     
     
    Về chúng tôi
    Chúng tôi, tại Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, tin rằng pháp luật không chỉ là văn bản mà còn là công cụ mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cá nhân.
    Dịch vụ
    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ RIÊNG

    Địa chỉ: 250 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM

    Email: xuanhonglaw@gmail.com

    Tel: 0966 288 855

    MST: 0311412260